Lưu Bị tự là Huyền Đức, người huyện Trác (nay là huyện Trác, tỉnh Hà Bắc).Ông là con cháu đời sau của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng, con Hán Cảnh đế. Đến đời Lưu Bị, nghiệp nhà sa sút, đành dựa vào nghề đan giày, bện chiếu mà sống. Ông đọc sách mà không chịu dụng công, lại thích chơi cưỡi ngựa, thích nghe âm nhạc, nghiên cứu cách ăn mặc. Ông thích kết giao với người hào kiệt, cùng Quan Vũ, Trương Phi đối xử với nhau rất tốt. Ông nhờ tham gia trấn áp khởi nghĩa quân Khăn vàng mà nổi lên, từng theo Công Tôn Toản tham gia quân Quan Đông đánh Đổng Trác.



Triệu Vân (Zhao Yun) (168-229), tự là Tử Long , người vùng Thường Sơn, là một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục, với Lưu Bị là vị hoàng đế đầu tiên. Ông được phong chức Hổ uy Tướng quân và đứng thứ ba trong Ngũ Hổ Tướng của nhà Thục, bao gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu.



Trương Phi ( sinh chưa rõ - mất 221) là một danh tướng của nước Thục thời Tam Quốc. Ông thường được biết đến là một viên tướng nóng nảy, đối xử tốt với cấp trên nhưng không đối xử tốt với cấp dưới.
Trương Phi bị tuỳ tướng của mình là Trương Đạt và Phạm Cương sát hại khi đang chuẩn bị cuộc tấn công Đông Ngô để báo thù cho người anh kết nghĩa của mình là Quan Vũ. Trương Đạt và Phạm Cương sau đó trốn sang Đông Ngô.



Quan Vũ (,162? - 219), cũng được gọi là Quan Công , tự là Vân Trường, Trường Sinh (長生), là một vị tướng quân đội thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục, với Lưu Bị là vị hoàng đế đầu tiên. Ông cũng là người đứng đầu trong số ngũ hổ tướng của nhà Thục, bao gồm: Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu.


Hoàng Trung, tự Hán Thăng , sinh năm 148, quê ở Nam Dương. Lúc đầu ông theo Lưu Biểu, cùng với Lưu Bàn (cháu Lưu Biểu) trấn thủ Trường Sa; về sau theo Hàn Huyền. Khi Lưu Bị đem quân đến lấy Kinh Châu, sai Quan Vũ đánh Trường Sa, chiếm được Trường Sa và tha không giết Hoàng Trung. Từ đó, Hoàng Trung theo về với Lưu Bị.



Mã Siêu sinh năm 176 tại Lũng Môn (nay thuộc tỉnh Thiểm Tây). Ông là con trưởng của Mã Đằng, thứ sử Tây Lương. Mã Siêu được miêu tả trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung là mặt đẹp như ngọc, mắt sáng như sao, mình hổ tay vượn, bụng beo lưng sói, lúc ra trận mình mặc hổ phù, tay cầm trường thương, oai phong lẫm liệt vô cùng.
Năm 222, Mã Siêu bệnh mất, hưởng thọ 46 tuổi. Trước khi chết, ông viết thư cho Lưu Bị bảo rằng cả nhà ông bị Tào Tháo giết gần hết nên nhờ Lưu Bị chăm sóc cho em mình là Mã Đại là người cuối cùng của nhà họ Mã.



Gia Cát Lượng, tự là Khổng Minh, là người đất Dương Đô (nay thuộc tỉnh Sơn Đông) quận Lang Nha đời Thục Hán, sinh vào giờ Tuất tháng 4 (Tam Quốc), tự Khổng Minh, Gia Cát (諸葛) là một họ kép ít gặp. Ông mồ côi từ bé, thuở trẻ thường tự ví tài mình như Quản Trọng, Nhạc Nghị. Sau tị nạn sang Kinh Châu rồi đến ở đất Nam Dương thuộc vùng Long Trung, chỗ ở có trái núi Ngọa Long cương, nhân thế tự gọi là Ngọa Long tiên sinh, tự mình cày ruộng, thích làm ca từ theo khúc "Lương Phủ Ngâm".
Tháng 8 năm 236, do khó nhọc mà Gia Cát Lượng sinh bệnh rồi mất, lúc bấy giờ ông mới 54 tuổi, được phong tặng là Trung Võ Hầu nên đời thường gọi là Gia Cát Võ Hầu. Ông được chôn tại ngọn núi Định Quân ở vùng Hán Trung. Ông mất mà vẫn không trung hưng được nhà Hán, nước vẫn ở thế chân vạc chia ba. Ba mươi năm sau khi ông mất, Lưu Thiền đầu hàng nước Ngụy, nước Thục bị diệt vong.


Bàng Thống, tự Sỹ Nguyên (178-213), đạo hiệu Phượng Sồ tiên sinh, là quân sư nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, sống vào cuối thời nhà Hán, đầu thời Tam quốc, thường được người đời sau so sánh là tài năng ngang với Khổng Minh, người sống cùng thời với ông. Bàng Thống quê ở Tương Dương, được La Quán Trung miêu tả trong Tam quốc diễn nghĩa là "người mày rậm, mũi gồ, mặt đen, râu ngắn, hình dung xấu xí". Tư Mã Đức Tháo nhận xét về Bàng Thống như sau: "Nếu được một trong hai người Ngọa Long (tức Khổng Minh) hoặc Phụng Sồ (tức Bàng Thống) thì có thể định hưng được thiên hạ".



Ngụy Diên (魏延), (175-234) tự là Văn Trường (文長) là một tướng của Thục Hán trong thời kỳ Tam Quốc của lịch sử Trung Hoa. Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung. Sách "Tam Quốc ngoại truyện" cho rằng chính Nguỵ Diên bị Dương Nghi vu hãm, còn bản thân ông là người tốt. Sách Tam Quốc Diễn Nghĩa cũng xác minh điều này: sau khi Gia Cát Lượng chết, vua Thục là Lưu Thiện ở Thành Đô liên tiếp nhận biểu của cả Nguỵ Diên và Dương Nghi tố cáo nhau làm phản nên không phân biệt được phải trái. Sau khi Nguỵ Diên bị giết rồi, không lâu sau chính Dương Nghi cũng bị Lưu Thiện xử tử



Quan Bình chưa rõ năm sinh nhưng nếu căn cứ vào tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung thì có thể ông sinh vào khoảng năm 190. Ông là người Hà Bắc. Thân phụ của ông là Quan Định, một người dân thường. Năm 200, Quan Vũ sau khi qua 5 ải, chém 6 tướng đến Hà Bắc tìm Lưu Bị thì ghé qua nhà Quan Định. Quan Định bèn xin Quan Vũ nhận Quan Bình theo. Quan Vũ chưa có con nên nhận Quan Bình làm con nuôi. Khi đó, Quan Bình mới 10 tuổi. 



Tào Tháo ( tự là Mạnh Đức 155–220) là một nhân vật quan trọng ở thời Tam Quốc, là người đặt nên cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung quốc, lập nên chính quyền nhà Ngụy.Tào Tháo nguyên gốc là họ Hạ Hầu. Cha ông là Hạ Hầu Tung, do làm con nuôi của một vị hoạn quan là Tào Đằng, nên đổi họ lại thành Tào Tung.



Tào Phi ( 187-29 tháng 6 năm 226), chính thức được gọi là Tào Ngụy Văn Đế , tên tự Tử Hoàn sinh ra ở huyện Tiêu, nước Bái (hiện nay là An Huy). Ông là con thứ hai của nhà chính trị và nhà thơ Trung Hoa Tào Tháo và là Hoàng đế đầu tiên và người sáng lập thực sự của Tào Ngụy (cũng gọi là "Nước Ngụy") Tào Phi, giống như cha mình, là một nhà thơ. Bài thơ Trung Hoa đầu tiên sử dụng thất ngôn thi là bài thơ Yến Ca Hành của Tào Phi. Ông cũng đã sáng tác hơn 100 bài thơ về nhiều chủ đề khác nhau.



Trương Liêu (169-222), tự là Văn Viễn là vị tướng quân đội của phe Đại Ngụy sống vào cuối đời Hán, đầu đời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông là 1 trong những vị tướng giỏi nhất của phe Đại Ngụy với sức khỏe và tài năng quân sự, từng tham gia nhiều trận đánh lớn và nổi tiếng qua trận Hợp Phì với quân Đông Ngô. Trương Liêu lúc đầu theo phục vụ dưới trướng Đinh Nguyên, một vị quan nhà Hán cùng Lữ Bố. Sau đó, Lữ Bố bị Đổng Trác dụ hàng nên Đinh Nguyên bị Lữ Bố giết, Trương Liêu về với Đổng Trác. Năm 189, Lữ Bố giết tiếp Đổng Trác, Trương Liêu trở thành tướng của Lữ Bố.



Tào Nhân (168 – 223) là một tướng quân dưới chướng Tào Tháo của nhà Ngụy vào thời Tam quốc.
Tào Nhân vốn là em họ của Tào Tháo. Cả ông và cha của Tào Nhân từng giữ vị trí quan trọng trong quân binh. Khi còn trẻ Tào Nhân hứng thú săn bắn và cưỡi ngựa. Trong những năm nổi loạn Khăn vàng ông từng dẫn đầu hơn ngàn người lính trẻ đi dẹp giặc loạn.Năm 190 Tào Nhân chiêu mộ binh sĩ đi chống lại Đổng Trác. Kể từ lúc này ông và binh lính của ông bắt đầu theo phò tá Tào Tháo.Ông qua đời năm 223, thọ 55 tuổi. Quân sĩ nhớ đến ông như một tướng quân trung thành, nghiêm khắc và tận tụy hết mình.